Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Xây dựng

56

Công tác chuyển đổi số ngành Xây dựng giúp hoàn chỉnh các hệ thống thông tin phục vụ chỉ đạo điều hành, hướng tới cung cấp dịch vụ công thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý, văn bản pháp luật nhằm thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực xây dựng.
Tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Xây dựng
Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

5/5 - 1 bình chọn

1. Đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Xây dựng

Trong 9 tháng đầu năm 2022, Bộ Xây dựng đã ban hành Ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về đẩy mạnh chuyển đổi số; bổ sung Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số Bộ Xây dựng năm 2022 và Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số Bộ Xây dựng năm 2022. Hiện tại, Bộ đang triển khai xây dựng Nghị định cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng nhằm công khai, chia sẻ thông tin, dữ liệu.

Bộ Xây dựng cũng phối hợp với các địa phương số hóa và cập nhật thông tin 255 đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị lên Cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam. Tổng số đồ án đã cập nhật lên Cổng thông tin hiện nay là hơn 1.700 đồ án.

Cùng với đó, Bộ đã triển khai xây dựng khung quản lý, quản trị dữ liệu số ngành Xây dựng. Trong đó, tập trung xây dựng mã hồ sơ điện tử cho hệ thống tài liệu; xây dựng kho dữ liệu dùng chung ngành Xây dựng; phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý, kết nối, chia sẻ thông tin và dữ liệu.

2. Công nghệ BIM là chìa khóa chuyển đổi số ngành Xây dựng

Nói về giải pháp chuyển đổi số ngành Xây dựng, Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng Bộ Xây dựng Lê Văn Cư cho biết: “Chuyển đổi số ngành Xây dựng cần phải số hóa được tất cả các loại thông tin, các loại công trình. Việc số hóa này cần phải dùng công cụ công nghệ, trong đó mô hình thông tin công trình (BIM) là công nghệ phù hợp. Việc áp dụng BIM đã có Nghị định của Chính phủ khuyến khích, nhưng một số dự án đầu tư đang vướng mắc vì các chủ đầu tư còn lúng túng với chủ trương và kinh phí.

Khi bỏ hồ sơ giấy, chuyển đổi thành hồ sơ điện tử thì việc thẩm định Nhà nước cần phải sử dụng BIM. Việc phát triển và quản lý đô thị thông minh trông chờ vào việc phát triển BIM vì tất cả các công trình trong đô thị nếu không có thông tin từ BIM thì không quản lý được đô thị”.

Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục triển khai xây dựng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung (LGSP), xây dựng khung quản lý, quản trị dữ liệu số ngành Xây dựng; hoàn thành việc việc rà soát, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin để triển khai, kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tổ chức kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của Bộ Xây dựng với Cơ sở dữ liệu quốc gia.

3. Đánh giá phần mềm BIM với các doanh nghiệp SME Xây dựng

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 785.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm hơn 98% tổng số doanh nghiệp. Tương ứng với ngành Xây dựng, doanh nghiệp SME Xây dựng chiếm đa số tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp.

Theo nhiều khảo sát và nghiên cứu, doanh nghiệp SME Xây dựng gặp nhiều khó khăn trong hành trình chuyển đổi số, với 2 rào cản lớn nhất là chi phí và nguồn lực. BIM là giải pháp chuyển đổi số hiệu quả và phù hợp cho ngành Xây dựng, tuy nhiên, cần đánh giá một cách khách quan: giải pháp này có thật sự phù hợp với các doanh nghiệp SME hay không?

1.Bài toán về mặt đầu tư

Hiện nay, các phần mềm BIM tại Việt Nam chủ yếu được mua từ Nhà cung cấp nước ngoài. Do đó, để sử dụng tại Việt Nam, doanh nghiệp cần chi trả chi phí cấp phép. Tiếp đó là phí bản quyền, chi phí đào tạo, chi phí cho chuyên gia tư vấn và triển khai.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần đầu tư hạ tầng công nghệ khi sử dụng phần mềm BIM. Nâng cấp máy tính, thuê máy chủ, thuê nhân sự kỹ thuật để vận hành và bảo trì hệ thống cũng đòi hỏi doanh nghiệp một khoản ngân sách đáng kể.

Hiện nay, phần mềm BIM chủ yếu chỉ được ứng dụng tại các doanh nghiệp lớn. Do tổng chi phí mua và triển khai của loại phần mềm này rất cao, không phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp SME Xây dựng.

2. Cần nhiều bước thiết lập ban đầu

Mô hình BIM đòi hỏi doanh nghiệp nỗ lực nhiều hơn trong giai đoạn đầu của dự án. Các thao tác trong quá trình lên bản thiết kế và thi công cũng như hoàn thành công trình đều chứa nhiều bước với kỹ thuật cao. Do đó, doanh nghiệp cần một đội ngũ nhân sự có nền tảng nhất định về công nghệ để có thể quản lý và sử dụng phần mềm một cách hiệu quả.

Bất kỳ nhà đầu tư hay chủ thầu nào cũng cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định ứng dụng BIM. Bên cạnh nhân sự nội bộ, doanh nghiệp còn cần quan tâm đến các đối tác của tổ chức. Họ có thể làm việc trên BIM không? Các phần mềm họ đang sử dụng có tương thích với BIM không? Việc ứng dụng BIM chỉ hiệu quả khi các đơn vị trong hệ thống có một mô hình hợp tác hiệu quả, kết nối và xuyên suốt.

3.Sự phù hợp trong phong cách làm việc

Giống như bất kỳ phần mềm nước ngoài nào khác, BIM có khả năng không tương thích với thói quen, phong cách làm việc của người Việt Nam. Do được xây dựng bởi các kỹ sư nước ngoài, phần mềm BIM có thể không đáp ứng được những đặc thù của doanh nghiệp và người lao động Việt.

Không thể phủ nhận những sự phù hợp của BIM với ngành Xây dựng và những lợi ích mà phần mềm này mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, nhà lãnh đạo không thể không cân nhắc đến những nhược điểm của phần mềm, đặc biệt là về mặt nguồn lực và chi phí. Vậy với những doanh nghiệp SME Xây dựng đang tìm kiếm phương hướng trên con đường chuyển đổi số, đâu là giải pháp phù hợp cho doanh nghiệp?

4. Số hóa dự án thi công xây dựng

Hiểu được bài toán của doanh nghiệp SME, MobiWork Digital đã xây dựng giải pháp Số hóa dự án thi công xây dựng. Đây là hoạt động tiền đề cho doanh nghiệp Xây dựng để tiến lên hành trình chuyển đổi số.

Số hóa dự án thi công xây dựng giúp doanh nghiệp SME giải quyết các nhược điểm của phần mềm BIM, đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp về mặt ngân sách và nguồn lực.

Dựa theo mô hình chuỗi giá trị của doanh nghiệp SME Xây dựng, MobiWork Digital đã xây dựng giải pháp Số hóa dự án thi công dành riêng cho doanh nghiệp SME. Trong đó, việc quản trị vận hành doanh nghiệp SME Xây dựng cần lấy hoạt động Quản trị dự án thi công làm xương sống kết hợp với hoạt động Hỗ trợ. Giúp doanh nghiệp đảm bảo 3 yếu tố: Đủ nguồn lực – Đúng tiến độ – Đảm bảo chất lượng.

Số hóa dự án thi công xây dựng theo mô hình chuỗi giá trị

Số hóa dự án thi công xây dựng theo mô hình chuỗi giá trị

Bên cạnh đó, MobiWork Digital là Công ty chuyên tư vấn và triển khai giải pháp Số hóa dự án thi công xây dựng, tập trung trên một công cụ số duy nhất, phù hợp với doanh nghiệp SME nhờ chi phí tư vấn, triển khai và đào tạo hợp lý.

Để tìm hiểu về lợi ích, phương hướng và công cụ giúp Số hóa dự án thi công xây dựng, doanh nghiệp có thể tham khảo Ebook: Hướng dẫn Số hóa dự án thi công xây dựng do MobiWork Digital biên soạn.

Ebook Hướng dẫn Số hóa dự án thi công xây dựng

Ebook Hướng dẫn Số hóa dự án thi công xây dựng

Nguồn: https://baoxaydung.com.vn/can-tap-trung-day-manh-chuyen-doi-so-nganh-xay-dung-343551.html

Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

5/5 - 1 bình chọn

MobiWork Digital tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MobiWork Digital cung cấp dịch vụ tư vấn & triển khai giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME