Cải thiện kênh phân phối: Phương pháp tối ưu hóa kinh doanh và giảm chi phí cho doanh nghiệp

663

Kênh phân phối chính là cầu nối mang sản phẩm từ phía doanh nghiệp đến với khách hàng. Do đó, việc tối ưu hóa kênh phân phối là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp tăng doanh số và cải thiện lợi nhuận. Tuy nhiên, việc quản lý kênh phân phối sao cho tốt không phải điều dễ dàng, đặc biệt là khi doanh nghiệp phải đối mặt với một số thách thức như quản lý đơn hàng, quản lý nhân viên và quản lý kho… Vậy, trong thời kỳ 4.0, doanh nghiệp cần làm gì để tối ưu hóa kênh phân phối?
Tối ưu hóa kênh phân phối
Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

5/5 - 5 bình chọn

1. Tại sao cần Tối ưu hóa kênh phân phối?

1.1 Tối ưu hóa kênh phân phối là gì?

Tối ưu hóa kênh phân phối là quá trình tối ưu hóa cách thức phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp đến khách hàng một cách hiệu quả nhất. Quá trình này bao gồm việc nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng, lựa chọn kênh phân phối phù hợp, quản lý các đối tác phân phối, xây dựng và phát triển hệ thống quản lý kho, tích hợp các kênh phân phối và đo lường và đánh giá hiệu quả kênh phân phối. Tối ưu hóa kênh phân phối giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, đồng thời giảm thiểu chi phí và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2. Lý do nên tối ưu hóa kênh phân phối

Khi thị trường ngày càng xuất hiện nhiều sự cạnh tranh, việc tạo ra lợi thế trong vận hành và quản lý trở thành hoạt động sống còn đối với doanh nghiệp. Điều đó buộc các nhà lãnh đạo phải tìm cách nâng cao hiệu quả các hoạt động quản trị, bao gồm cả kênh phân phối – hoạt động cốt lõi đem lại nguồn doanh thu chính. Từ đó, khái niệm tối ưu hóa kênh phân phối ngày càng được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi những lợi ích mà nó mang lại:

Xem thêm : MobiWork Digital tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho Dược Phẩm VCP nhằm tối ưu hóa kênh phân phối

Một số lợi ích nổi bật của Tối ưu hóa kênh phân phối:

  • Tiết giảm chi phí: Tối ưu hóa kênh phân phối giúp giảm chi phí hoạt động như vận chuyển, lưu kho, quản lý hàng tồn kho và quản lý kho.
  • Nâng cao năng suất: Khi quá trình kênh phân phối được tối ưu hóa, các công việc được thực hiện nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn, từ đó giúp nâng cao năng suất và giảm thời gian vận chuyển.
  • Cải thiện chất lượng dịch vụ: Tối ưu hóa kênh phân phối giúp cải thiện chất lượng dịch vụ bằng cách cung cấp cho khách hàng dịch vụ nhanh chóng, chính xác và đáng tin cậy.
  • Cải thiện quản lý hàng tồn kho: Tối ưu hóa kênh phân phối giúp cải thiện quản lý hàng tồn kho bằng cách tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu kho, giúp giảm thiểu sự cố hàng tồn kho và giảm thiểu chi phí liên quan.
  • Cải thiện khả năng cạnh tranh: Tối ưu hóa kênh phân phối giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, cung cấp sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn và đáng tin cậy hơn.
  • Cải thiện kinh doanh toàn cầu: Tối ưu hóa kênh phân phối giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường hiệu quả và độ chính xác trong hoạt động quản lý kênh phân phối, từ đó cải thiện kinh doanh toàn cầu.
Cải thiện kênh phân phối

Cải thiện kênh phân phối

2. Làm cách nào để Tối ưu hóa kênh phân phối?

Việc tối ưu hóa kênh phân phối là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để đạt được thành công trong kinh doanh. Để tối ưu hóa kênh phân phối, doanh nghiệp cần tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa các quy trình kinh doanh, đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trong thời đại 4.0, sự bùng nổ của công nghệ số đã mang đến cho doanh nghiệp nhiều phương pháp tiện lợi và hiệu quả hơn để năng cao hệ thống kinh doanh của mình. Các giải pháp công nghệ dành riêng cho Lĩnh vực phân phối cũng đã ra đời và dần trở nên phổ biến. Trong đó, ứng dụng số hóa để Tối ưu hóa kênh phân phối là một trong những bước đi quan trọng cho doanh nghiệp.

Hiện nay, giải pháp được các nhà kinh doanh ưa chuộng nhất để tối ưu hóa kênh phân phối là phần mềm DMS (Distribution Management System).

DMS là một giải pháp quản trị hoạt động phân phối sản phẩm, hàng hóa ra thị trường thông qua đội ngũ Sale thị trường. Phần mềm này cung cấp cho doanh nghiệp các tính năng hiệu quả để tối ưu hóa việc quản lý, điều hành và giám sát quy trình kinh doanh, đồng thời nâng cao độ chính xác, tính linh hoạt của tổng thể quy trình phân phối.

Bên cạnh đó, Tiếp thị địa lý cũng đang là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp Phân phối quan tâm trong thời gian gần đây. Tiếp thị địa lý được hiểu là hoạt động phân tích thị trường dựa trên dữ liệu địa lý, từ đó làm cơ sở để xây dựng và mở rộng hoạt động phân phối, tối ưu hóa lãnh thổ bán hàng.

Trong các phần sau của bài viết, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu thêm về giải pháp DMS, giải pháp tiếp thị địa lý và cách các ứng dụng này hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hóa kênh phân phối.

3. Ứng dụng DMS giúp Tối ưu hóa kênh phân phối

Với cách quản lý thủ công, lãnh đạo các doanh nghiệp Phân phối thường xuyên phải đặt những câu hỏi như: Làm thế nào để quản lý đội ngũ nhân viên Sale? Theo dõi các chương trình khuyến mãi, trả thưởng như thế nào cho hiệu quả? Độ phủ sản phẩm của công ty đang là bao nhiêu?…

Tuy nhiên, khi sử dụng giải pháp Số hóa kênh phân phối DMS, các câu hỏi này sẽ không hỏi là băn khoăn của nhà lãnh đạo nữa. Phần mềm DMS có khả năng quản lý đồng bộ 100% dữ liệu của toàn bộ chuỗi cung ứng từ Nhà sản xuất – Nhà phân phối đến Điểm bán/ Đại lý, đem đến cho doanh nghiệp nhiều tính năng như:

  • Thiết lập và phân bổ tuyến bán hàng thông minh: Hỗ trợ nhà quản lý sắp xếp, luân chuyển và phân bổ tuyến bán hàng theo khu vực, cung đường, loại nhóm khách hàng và theo tần suất viếng thăm….
  • Giám sát đội ngũ nhân viên trong quá trình đi thị trường: Ghi nhận thời gian, vị trí làm việc của nhân viên trên bản đồ số theo thời gian thực. Từ đó nhà lãnh đạo có thể giám sát lộ trình đi tuyến và các hoạt động của nhân viên một cách trực quan.
  • Theo dõi hiệu quả đi thị trường và chăm sóc đại lý: Theo dõi kết quả đi tuyến, mở mới điểm bán, hiệu quả bán hàng của từng nhân viên. Quản lý thông tin về lượng hàng tồn kho, công nợ, trưng bày hàng hóa tại từng đại lý mà nhân viên cập nhật
  • Hỗ trợ đội Sales khi đi thị trường: Hỗ trợ nhân viên mở mới điểm bán ngay trên di động và cập nhật thông tin sản phẩm, các chương trình khuyến mãi. thông báo từ phía công ty. Nhân viên cũng có thể theo dõi báo cáo tồn kho, công nợ, lịch sử đặt hàng của từng điểm bán. Đồng thời giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình viếng thăm điểm bán từ kiểm tồn, chụp ảnh trưng bày, đặt hàng.
  • Thiết lập và quản lý chỉ tiêu KPI cho nhân viên bán hàng: Thiết lập một số chỉ tiêu như: số khách hàng viếng thăm/tháng; Khách hàng mới; số đơn hàng; Doanh số: doanh số bán hàng/tháng…

Xem thêm: Phần mềm DMS là gì, giúp hiện đại hóa quản trị kênh phân phối như thế nào?

Mô hình kênh phân phối khi ứng dụng giải pháp DMS

Mô hình kênh phân phối khi ứng dụng giải pháp DMS

Việc ứng dụng giải pháp DMS vào vận hành và quản lý kênh phân phối đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích:
  • Giảm 90% thời gian phân tuyến của SUP, ASM và cung cấp cơ sở để lên phương án tối ưu tuyến bán hàng, hạn chế tình trạng trùng tuyến hay trái tuyến
  • Tăng 200% năng suất đi thị trường của SR, số lượng và chất lượng điểm bán được viếng thăm trong một ngày được tăng lên
  • Với các quy trình và chức năng được thiết kế chặt chẽ và hỗ trợ hiệu quả các đối tượng sử dụng trong hệ thống sẽ giúp công ty có được bộ dữ liệu DMS đầy đủ và “thật” từ dữ liệu thị trường, điểm bán, tuyến bán hàng đến tồn kho, sell-in, sell-out, khuyến mãi, trưng bày… hạn chế và ngăn chặn tối đa các trường hợp thay đổi dữ liệu bán hàng.
  • Các chỉ tiêu bán hàng được thiết kế và phân bổ hiệu quả, chính xác đến từng nhân viên bán hàng, điểm bán cho từng ngành hàng, SKU… khác nhau giúp công ty đưa ra các định hướng chiến lược khác nhau và đo lường hiệu quả từng chương trình.

Xem thêm: Giải pháp số hóa quản trị kênh phân phối giúp giám sát và hỗ trợ sales thị trường như thế nào?

4. Cải thiện kênh phân phối với giải pháp Tiếp thị địa lý chuyên sâu (Geo – Marketing)

Tiếp thị địa lý (Geo-Marketing) là sự kết hợp giữa “tiếp thị” và “địa lý”. Hiểu theo cách đơn giản, doanh nghiệp sẽ sử dụng thông tin địa lý hoặc thông tin dựa trên vị trí (dữ liệu nhân khẩu học và kinh tế của 1 lãnh thổ) để hoạch định các chiến lược, chiến dịch tiếp thị phù hợp. Một trong các lợi ích nổi bật của Geo-Marketing là trợ giúp doanh nghiệp đưa ra giải pháp tiếp thị phù hợp với đặc điểm dân cư, kinh tế xã hội, thị trường của từng khu vực kinh doanh cụ thể.

Phân tích dữ liệu tiếp thị địa lý sẽ giúp nhà hoạch định chiến lược biết được khách hàng của doanh nghiệp đang ở đâu? Bối cảnh địa lý của họ như thế nào? Tiếp thị địa lý cũng có thể giúp các nhà tiếp thị lựa chọn vị trí tối ưu cho một cửa hàng mới tại một khu vực dựa trên sự tương đồng về dân số, nhân khẩu học và tiềm năng thị trường. Đối với doanh nghiệp Phân phối, ứng dụng giải pháp Tiếp thị địa lý sẽ đem đến những dữ liệu quý giá trên nền tảng bản đồ số.

Một ví dụ về so sánh vị trí cửa hàng trên bản đồ số:

Dựa trên các dữ liệu này, doanh nghiệp có thể tiến hành:
  • Phân tích và mở rộng địa điểm kinh doanh: Kiểm tra tiềm năng của một điểm bán, so sánh, đánh giá và dự báo khả năng bán hàng của từng điểm bán.
  • Phân tích thị trường và khách hàng: Đánh giá tiềm năng của từng khu vực bán hàng và phân tích không gian của đối thủ cạnh tranh
  • Lập kế hoạch và kiểm soát bán hàng: Quy hoạch và kiểm soát lãnh thổ bán hàng dựa trên dữ liệu và trực quan hóa trên bản đồ số
  • Lập kế hoạch tiếp thị: Xác định khu vực đối tượng mục tiêu và chọn cách thức cho quảng cáo với mức chi phí tối ưu ở từng khu vực.

Có thể thấy, giải pháp này hỗ trợ doanh nghiệp cực kỳ mạnh mẽ trong việc cung cấp dữ liệu và phân tích thị trường. Từ đó, nhà lãnh đạo có thể xem xét và đưa ra các kế hoạch, chiến lược phân phối, mở rộng và phát triển kinh doanh một cách thông minh và chính xác nhất.

Xem thêm : MobiWork Digital tư vấn & triển khai chuyển đổi số cho Dược Phẩm VCP nhằm tối ưu hóa kênh phân phối

Kết luận

Tổng kết lại, DMS là một giải pháp hiệu quả cho việc tối ưu hóa hoạt động phân phối và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bằng cách tăng cường hiệu quả vận chuyển, tối ưu hóa quản lý kho, cải thiện quản lý đơn hàng và tăng cường sự hài lòng của khách hàng, DMS đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tối ưu hóa kênh phân phối.

Bên cạnh đó, giải pháp Tiếp thị địa lý là công cụ phân tích dữ liệu thị trường hoàn hảo và cực kỳ cần thiết cho doanh nghiệp phân phối. Sự kết hợp giữa DMS với Tiếp thị địa lý sẽ trở thành giải pháp đáng cân nhắc giúp cho doanh nghiệp phát triển và thành công trong thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay.

Hiện nay, MobiWork Digital là nhà cung cấp giải pháp Bộ giải pháp Số hóa quản trị và Tối ưu hóa kênh phân phối, bao gồm phần mềm DMS và giải pháp Tiếp thị địa lý với chi phí hợp lý nhất trên thị trường. Giải pháp có khả năng kết nối linh hoạt nhờ hệ thống Open API, giúp doanh nghiệp Phân phối kết nối với hệ thống thông tin doanh nghiệp hay các phần mềm khác như ERP, kế toán, bán hàng…

Bên cạnh đó, MobiWork Digital cung cấp khả năng tùy biến, nâng cấp linh hoạt theo nhu cầu và đặc thù riêng của nhiều doanh nghiệp. Để tìm hiểu thêm về các giải pháp của chúng tôi, doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp đến MobiWork Digital để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

5/5 - 5 bình chọn

MobiWork Digital tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MobiWork Digital cung cấp dịch vụ tư vấn & triển khai giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME