Top-Down hay Bottom-Up, doanh nghiệp lựa chọn phương pháp quản trị nào?

874

Có 2 phương pháp quản trị doanh nghiệp phổ biến là top-down và bottom-up. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và các chuyên gia cho rằng không có phương pháp nào tốt hơn phương pháp còn lại. Việc lựa chọn phương pháp quản trị phù hợp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của doanh nghiệp như mục tiêu, tầm nhìn, văn hóa và quan điểm của nhà lãnh đạo. Trong bài viết này MobiWork Digital cùng các độc giả tìm hiểu xem Top-Down hay Bottom-Up phù hợp hơn với doanh nghiệp của mình
Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

5/5 - 1 bình chọn

Điều quan trọng đối với mọi nhà lãnh đạo là sử dụng phương pháp quản lý để mang lại kết quả tốt nhất cho các mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức.

Có 2 phương pháp quản trị doanh nghiệp phổ biến nhất đó là top-down (từ trên xuống dưới) và bottom-up (từ dưới lên trên). Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng và các chuyên gia cho rằng không có phương pháp nào tốt hơn phương pháp còn lại. Việc lựa chọn phương pháp quản lý phù thuộc vào rất nhiều yếu tố của doanh nghiệp như mục tiêu, tầm nhìn, văn hóa và quan điểm của nhà lãnh đạo. Trong bài viết này, MobiWork Digital làm rõ và so sánh 2 phương pháp quản trị này để giúp các nhà quản lý nắm bắt thêm thông tin của 2 phương pháp quản trị Top-Down hay Bottom-Up phù hợp với phong cách lãnh đạo của mình.

1.Phương pháp quản trị Top-Down là gì?

Với phương pháp này người quản lý hoặc quản trị dự án đưa ra quyết định, sau đó công việc được giao xuống cho các thành viên bên dưới thông qua hệ thống phân cấp để thực hiện. Các nhà quản lý thu thập kiến ​​thức, phân tích và rút ra những kết luận khả thi, sau đó phát triển thành các mục tiêu, quy trình truyền đạt lại cho các cấp bên dưới thực hiện theo để hoàn thành mục tiêu. Các ngành truyền thống như bán lẻ, chăm sóc sức khỏe hoặc sản xuất thường được quản lý theo phương pháp top-down.

Phương pháp quản trị doanh nghiệp Top-Down

Top-Down : Tiếp cận từ trên xuống, tất cả các hướng đi đều xuất phát từ nhà quản lý

Rất nhiều doanh nghiệp áp dụng phương pháp quản trị Top-Down cho toàn bộ hoạt động quản trị vận hành của họ. Lý do là phương pháp này vẫn nhất quán, có thể kế thừa quy trình từ dự án này sang dự án khác và giúp các nhóm thiết lập một một quy trình hiệu quả, đáng tin cậy, phát triển tốt theo thời gian.

Ưu điểm của Top-Down

  • Hầu hết nhân viên đã quen thuộc với phương pháp quản lý này
  • Có tính nhất quán giữa mục tiêu và các nhiệm vụ giúp ra quyết định nhanh chóng
  • Đảm bảo mục tiêu của quản lý cấp cao thực hiện được
  • Nhân viên nhận biết rõ về các đóng góp của họ cho doanh nghiệp

Nhược điểm của Top-Down

  • Không tận dụng được tối đa nguồn lực do nhân viên thiếu quyền tự chủ
  • Nếu lãnh đạo thiếu hiệu quả sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm và nhân viên không hài lòng
  • Phương pháp này thường không khuyến khích nhiều sự sáng tạo

Xem thêm: Tối ưu hóa hiệu suất công việc với FastWork MyPlan và phương pháp quản trị Task Oriented Approach

2. Phương pháp quản trị Bottom-Up là gì?

Bottom-Up là một phương pháp quản trị toàn diện và hợp tác. Với phương pháp này, tất cả quan điểm, ý tưởng và ý kiến ​​​​của tất cả nhân viên được xem xét trước khi đưa ra quyết định. Phương pháp quản trị Bottom-Up còn được gọi là “mô hình hạt giống” bởi vì các nhà quản lý tin rằng ý tưởng của mỗi nhân viên đều có tiềm năng phát triển lớn hơn, có giá trị giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề. Cách tiếp cận này cho phép nhân viên chủ động và tự chủ trong công việc. Nhân viên được trao quyền sử dụng sáng kiến ​​của mình để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp thay vì nhận các nhiệm vụ, quy trình và sau đó hành động theo.

Bottom-up: Tiếp cận từ dưới lên, các thành viên chủ động trong quá trình thực hiện.

Bottom-up: Tiếp cận từ dưới lên, các thành viên chủ động trong quá trình thực hiện.

Tạp chí Forbes nhận định về phương pháp quản trị Bottom-up như sau:

Thay vì ra lệnh, các nhà lãnh đạo trao quyền cho các cá nhân để tối đa hóa giá trị họ tạo ra cho công ty. Lúc này, nhà lãnh đạo trở thành huấn luyện viên, người đặt câu hỏi và thách thức các ý tưởng, cơ hội để hiểu rõ hơn, phát triển hay phát hiện các lỗ hổng, sai sót trong quản trị vận hành

Ưu điểm của Bottom-Up

  • Tận dụng tài năng và sự cống hiến của nhân viên hay các thành viên trong nhóm
  • Phát triển tinh thần và xây dựng động lực làm việc, sáng tạo của nhân viên
  • Nhân viên chủ động, có tiếng nói và được lắng nghe
  • Thúc đẩy sự hợp tác, liên kết giữa các cá nhân và phòng ban

Nhược điểm của Bottom-Up

  • Mất nhiều thời gian hơn cho việc ra quyết định vì quá nhiều tiếng nói, ý tưởng
  • Không phải tất cả nhân viên đều có thể đưa ra quyết định tốt cho công ty
  • Nhân viên có thể rời xa mục tiêu của doanh nghiệp, tổ chức để theo đuổi lợi ích cá nhân

Xem thêm: Tối ưu hóa hiệu suất công việc: Xu hướng quan trọng trong doanh nghiệp hiện nay

3. Top-Down hay Bottom-Up, phương pháp nào phù hợp hơn với doanh nghiệp của bạn?

Raghid Shreih là Giám đốc Chương trình Kỹ thuật tại Shopify. Trong một bài viết có tựa đề “Apple vs. Google: Top-Down vs. Bottom-Up Innovation” trên LinkedIn, ông đã mô tả Apple là một tổ chức sử dụng phương pháp quản trị Top-Down

Apple tuân theo cách tiếp cận truyền thống (top-down), như đã chứng minh với các sản phẩm thành công nhất của Apple như Macintosh PC, iPod, và iPhone. Tất cả các sản phẩm này được phát triển, lên ý tưởng và điều khiển bởi quản lý hàng đầu của công ty, và đặc biệt là bởi Steve Jobs. Những đổi mới có tầm nhìn xa trông rộng được thúc đẩy bởi Steve Jobs đã chứng tỏ là thành công lớn nhất của Apple.

Cũng trong bài viết của mình, Raghid Shreih xác định Google là một tổ chức áp dụng chiến lược Bottom-Up như sau:

Cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) của Google đã cung cấp rất nhiều sản phẩm sáng tạo trải rộng trên nhiều loại sản phẩm. Điều này đã cho phép Google mở rộng từ tập trung ban đầu bộ máy Tìm kiếm và Quảng cáo để trở thành một công ty dẫn đầu trong các thiết bị di động (Android), máy tính (Chromebook), trợ lý giọng nói (Google Home), điện toán đám mây (Google Cloud Platform), và xe tự lái (Waymo), trong số nhiều công ty khác

Sẽ không có câu trả lời nào cho câu hỏi Top-Down hay Bottom-Up tốt hơn! Các nhà lãnh đạo quản lý doanh nghiệp, tổ chức của mình phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mô hình kinh doanh, sản phẩm, cấu trúc, văn hóa…Do đó, có thể phương pháp Top-Down phù hợp với doanh nghiệp này, nhưng lại không phù hợp bằng phương pháp Bottom-Up khi áp dụng vào doanh nghiệp khác.

Điểm quan trọng cần lưu ý là phương pháp quản trị Top-Down thường phù hợp cho các doanh nghiệp lớn. Các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể áp dụng phương pháp quản trị Bottom-Up. Khi có quá nhiều tiếng nói và phải chờ đợi ý tưởng từ các nhân viên trong một doanh nghiệp lớn sẽ làm chậm tiến độ và tạo ra sự chậm chạp trong việc ra quyết định. Như vậy, phương pháp quản trị Bottom-Up có thể không thích hợp với các tổ chức lớn.

MobiWork Digital là đơn vị tư vấn số hóa công việc và quy trình nội bộ theo 2 phương pháp top-down và bottom-up, đồng thời triển khai giải pháp tập trung trên một công cụ số duy nhất giúp nhà quản lý doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, ra quyết định, đánh giá kịp thời. Doanh nghiệp quan tâm tới giải pháp số hóa công việc và quy trình nội bộ có thể tìm hiểu tại đây, gửi email về digital@mobiwork.vn hoặc gọi điện đến số hotline  094-789-1104 để được MobiWork Digital tư vấn chuyên sâu.

Dịch vụ tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số của MobiWork Digital

Dịch vụ tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số của MobiWork Digital

Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

5/5 - 1 bình chọn

MobiWork Digital tư vấn và triển khai giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MobiWork Digital cung cấp dịch vụ tư vấn & triển khai giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp SME